Thể thức của Cơ Quan Giải Quyết Yêu Cầu Bồi Thường Bờ Vịnh
về các Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời và Cuối cùng
ngày 8 tháng 2 năm 2011
I. MỤC ĐÍCH
Thể thức này đặt ra các thủ tục về việc nộp đơn và giải quyết bởi Cơ Quan Giải Quyết Yêu Cầu Bồi Thường Bờ Vịnh ("GCCF") cho các Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời và Cuối Cùng của các Cá nhân và Doanh nghiệp để đòi các chi phí và thiệt hại phải chịu do kết quả của việc tràn dầu từ sự kiện Deepwater Horizon vào ngày 20 tháng 4 năm 2010 ("sự cố Tràn Dầu"). Các Yêu Cầu Bồi Thường Thanh Toán Ứng Trước Khẩn Cấp được quản lý bằng một thể thức riêng.
A. Vai trò
Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải Hoa Kỳ ("USCG") đã chỉ định BP Exploration
Production, Inc. ("BP") là Bên Chịu trách nhiệm theo Đạo Luật Ô Nhiễm
Dầu năm 1990 ("OPA") về việc tràn dầu từ cơ sở Deepwater Horizon. Theo
OPA, Các Bên Chịu trách nhiệm phải thiết lập một tiến trình Yêu Cầu Bồi
Thường để nhận được các Yêu Cầu Bồi Thường nhất định bởi những người Yêu
Cầu Bồi Thường hội đủ điều kiện. BP chấp nhận sự chỉ định của USCG là
Bên Chịu trách nhiệm và đã thiết lập và thông báo một cơ quan phụ trách
Yêu Cầu Bồi Thường cho tất cả những người Yêu Cầu Bồi Thường.
GCCF là nhằm để thay thế cơ quan phụ trách Yêu Cầu Bồi Thường của BP cho
các Cá nhân và Doanh nghiệp. GCCF và Người Quản Lý Yêu Cầu Bồi Thường
của họ, Kenneth R. Feinberg, hành động nhân danh BP hoàn thành các nghĩa
vụ luật định của BP với tư cách một “bên chịu trách nhiệm” theo OPA.
GCCF (và các thể thức mà cơ quan này hoạt động theo đó) được xây dựng để
tuân thủ với OPA.
Cho dù một Yêu Cầu Bồi Thường đã được xuất trình hay chưa, Yêu Cầu Bồi
Thường đó phải được điều chỉnh bởi OPA và luật áp dụng. Tất cả tài liệu
được nộp bởi các Cá nhân và Doanh nghiệp để bổ trợ cho các đơn Yêu Cầu
Bồi Thường được nộp theo Tiến trình Yêu Cầu Bồi Thường của BP đã được
chuyển cho GCCF. BP cũng đã ủy quyền cho GCCF để xử lý các đơn yêu cầu
bồi thường không thuộc phạm vi OPA liên quan đến chấn thương cơ thể hoặc
tử vong. Việc chấp nhận các khoản thanh toán được cung cấp theo Thể thức
này phải hoàn toàn tự nguyện, và sự tham gia vào GCCF sẽ không ảnh hưởng
đến bất cứ quyền nào mà Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể đã bỏ qua do sự
tham gia đó trừ khi đã đạt được quyết định cuối cùng về Yêu Cầu Bồi
Thường.
B. Phương pháp Giải quyết
Các nguyên tắc không loại trừ sau đây áp dụng cho hoạt động của GCCF:
- GCCF sẽ lượng định tất cả các Yêu Cầu Bồi Thường theo cách nhanh chóng và công bằng được hướng dẫn bởi luật áp dụng.
- Việc thành lập GCCF không làm giảm bớt bất cứ quyền nào của bất cứ Cá nhân hay Doanh nghiệp nào đã có trước khi GCCF được tạo ra; Người Yêu Cầu Bồi Thường có tất cả các quyền như cũ liên quan đến các Yêu Cầu Bồi Thường khác nhau của họ mà họ đã có trước khi GCCF được tạo ra và sẽ không bị bắt buộc phải từ bỏ bất cứ quyền nào để có cơ hội tìm kiếm bồi thường thông qua GCCF, miễn là sự chấp nhận Khoản Thanh toán Cuối cùng sẽ đòi hỏi thực hiện một tuyên bố từ chối trách nhiệm, như được thảo luận dưới đây.
- Một người yêu cầu bồi thường có quyền hỏi ý kiến một biện lý do anh ta hoặc cô ta chọn trước khi chấp nhận bất kỳ cách giải quyết nào của GCCF hoặc ký kết một giấy giải trừ các quyền pháp lý. GCCF giúp tiếp cận với sự trợ giúp pháp lý miễn phí, do BP tài trợ, thông qua các luật sư đưa ra nhận định chuyên môn độc lập nhân danh người Yêu Cầu Bồi Thường.
- Tiến trình yêu cầu bồi thường của GCCF được xây dựng để tuân thủ với OPA và áp dụng các tiêu chuẩn của OPA.
- Theo OPA, người yêu cầu bồi thường phải nộp đơn yêu cầu bồi thường cho BP hoặc GCCF về các thiệt hại thuộc phạm vi OPA trước khi tìm kiếm thanh toán từ Trung Tâm Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia hoặc khởi kiện tại tòa án.
GCCF cân nhắc quan điểm của tất cả các bên liên quan. Tất cả các bên liên quan, bao gồm những người yêu cầu bồi thường, các cơ quan chính phủ, và BP, có thể cung cấp tài liệu đầu vào và các bình luận về tiến trình của GCCF.
II. TÍNH HỘI ĐỦ ĐIỀU KIỆN
A. Các Chi Phí Loại Bỏ và Dọn Sạch
- Ai có thể làm đơn yêu cầu bồi
thường?
Bất cứ Cá nhân1 hay Doanh nghiệp nào phải chịu các chi phí, do kết quả của sự cố Tràn dầu, để loại bỏ dầu hoặc để phòng ngừa, giảm thiểu, hoặc giảm nhẹ ô nhiễm dầu. - Bằng Chứng Bắt
Buộc
- Các hành động được thực hiện là cần thiết để loại bỏ dầu tràn do sự cố Tràn dầu hoặc để phòng ngừa, tối thiểu hóa, hoặc giảm nhẹ ô nhiễm dầu từ sự cố Tràn dầu;
- Các chi phí loại bỏ phải chịu do kết quả của các hành động này là hợp lý và cần thiết; và
- Các hành động được thực hiện để loại bỏ, phòng ngừa, giảm thiểu, hoặc giảm nhẹ ô nhiễm dầu được hướng dẫn hoặc được chấp thuận bởi Điều phối viên Liên bang Tại hiện trường hoặc bằng cách khác được xác định là phù hợp với Kế hoạch Quốc gia Đề phòng Bất trắc.
- Người Yêu Cầu
Bồi Thường phải nộp các thông tin nào?
- Các thông tin hoặc tài liệu dẫn chứng (ví dụ, hóa đơn) thể hiện chi phí phải chịu sau sự cố Tràn Dầu để loại bỏ dầu tràn do kết quả của sự cố Tràn Dầu hoặc phải gánh chịu sau sự cố Tràn Dầu để phòng ngừa, giảm thiểu, hoặc giảm nhẹ ô nhiễm dầu từ sự cố Tràn Dầu.
- Các thông tin hoặc tài liệu dẫn chứng giải thích về việc các hành động được thực hiện để loại bỏ dầu tràn do kết quả của sự cố Tràn Dầu cần thiết như thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu, hoặc giảm nhẹ các tác động của sự cố Tràn Dầu.
- Các thông tin hoặc tài liệu thể hiện rằng các hành động được thực hiện đã được chấp thuận bởi Điều phối viên Liên bang Tại hiện trường hoặc phù hợp với Kế hoạch Quốc gia Đề phòng Bất trắc.
- Các thông tin hoặc tài liệu dẫn chứng giải thích tại sao các chi phí là hợp lý.
B. Bất Động Sản hay Tài Sản Cá Nhân
- Ai có thể làm đơn yêu cầu bồi
thường?
Bất cứ Cá nhân hay Doanh nghiệp nào sở hữu hoặc cho thuê bất động sản hoặc tài sản cá nhân bị thiệt hại về vật chất hoặc bị phá hủy do kết quả của sự cố Tràn dầu.
Để tránh lặp lại yêu cầu bồi thường, chủ sở hữu hoặc người thuê phải cung cấp thông báo cho tất cả những người khác có quyền sở hữu hoặc quyền lợi cho thuê đối với tài sản có mục đích nộp đơn yêu cầu bồi thường. Nếu nhận được các yêu cầu bồi thường lặp lại, GCCF sẽ xác định người yêu cầu bồi thường hoặc những người yêu cầu bồi thường thích hợp và những phần chia thích hợp của họ. - Người Yêu Cầu
Bồi Thường phải nộp các thông tin nào?
- Các thông tin hoặc tài liệu thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền lợi thuê mướn theo hợp đồng trên tài sản.
- Các thông tin hoặc tài liệu thể hiện rằng tài sản đó đã bị thiệt hại về vật chất hoặc bị phá hủy.
- Các thông tin hoặc tài liệu thể hiện rằng các thiệt hại được yêu cầu bồi thường là đã phải chịu do hậu quả của thiệt hại về vật chất hoặc sự phá hủy của tài sản.
- Các thông tin hoặc tài liệu thể hiện chi phí sửa chữa hoặc thay thế tài sản, hoặc những tổn thất về kinh tế phát sinh từ sự phá hủy tài sản.
- Các thông tin hoặc tài liệu thể hiện giá trị của tài sản cả trước lẫn sau thiệt hại.
C. Lợi Nhuận Bị Tổn Thất và Khả Năng Tạo Thu Nhập Bị Tổn Thất
- Ai có thể làm đơn yêu cầu bồi
thường?
Một Cá nhân hoặc Doanh nghiệp đã chịu tổn thất về lợi nhuận hoặc khả năng tạo thu nhập do sự tổn hại, phá hủy, hoặc tổn thất về bất động sản, tài sản cá nhân hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên do kết quả của sự cố Tràn dầu. Cá nhân hoặc Doanh nghiệp đó không cần phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc nguồn tài nguyên bị tổn hại để được phục hồi các lợi nhuận hoặc thu nhập bị tổn thất. Một Cá nhân hoặc Doanh nghiệp đã chịu tổn thất về lợi nhuận hoặc khả năng tạo thu nhập do sự tổn hại, phá hủy, hoặc tổn thất về bất động sản, tài sản cá nhân hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên do kết quả của sự cố Tràn dầu. Cá nhân hoặc Doanh nghiệp đó không cần phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc nguồn tài nguyên bị tổn hại để được phục hồi các lợi nhuận hoặc thu nhập bị tổn thất. - Người Yêu Cầu
Bồi Thường phải nộp các thông tin nào?
- Việc xác định sự tổn hại, phá hủy, hoặc tổn thất đối với một tài sản hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thể.
- Thông tin về các lợi nhuận hoặc thu nhập bị tổn thất của Người Yêu Cầu Bồi Thường gây ra bởi sự tổn hại, phá hủy, hoặc tổn thất của tài sản hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thể do kết quả của sự cố Tràn dầu (chẳng hạn như thu nhập bị tổn thất của một người đánh cá mà ngư trường của anh ta đã bị đóng cửa hoặc một khách sạn hay một tài sản cho thuê bị giảm lợi nhuận vì các bãi biển, các khu vực bơi lội hoặc đánh bắt cá bị ảnh hưởng của chất dầu từ sự cố Tràn Dầu).
- Sự giảm xuống về thu nhập hay lợi nhuận, hoặc sự tăng lên về chi phí do kết quả từ thiệt hại đó.
- Số tiền lợi nhuận và thu nhập hoặc phí tổn trong các khoảng thời gian có thể so sánh được.
- Các khoản thu nhập nhận được từ công việc hoặc việc kinh doanh thay thế trong khoảng thời gian mà tổn thất đã phải gánh chịu, và các chi phí đã phải chịu để tạo ra các khoản thu nhập thay thế.
- Các khoản tiết kiệm từ tổng chi phí và các khoản chi phí bình thường khác không phải chịu do kết quả của sự cố Tràn dầu.
D. Sử Dụng Tài Nguyên Thiên Nhiên Làm Phương Tiện Sinh Sống
- Ai có thể làm đơn yêu cầu bồi
thường?
Bất cứ Cá nhân nào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị tổn hại, phá hủy, hoặc tổn thất do kết quả của sự cố Tràn dầu để kiếm thức ăn, nơi trú ẩn, quần áo, thuốc men, hoặc việc sử dụng phương tiện sinh sống khác. Bất cứ Cá nhân nào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị tổn hại, phá hủy, hoặc tổn thất do kết quả của sự cố Tràn dầu để kiếm thức ăn, nơi trú ẩn, quần áo, thuốc men, hoặc việc sử dụng phương tiện sinh sống khác. - Người Yêu Cầu
Bồi Thường phải nộp các thông tin nào?
- Việc nhận dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thể đã bị tổn hại, phá hủy hoặc tổn thất do kết quả của sự cố Tràn dầu mà tổn thất sử dụng phương tiện sinh sống đang được yêu cầu bồi thường. Người Yêu Cầu Bồi Thường không cần phải sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng.
- Mô tả về việc sử dụng phương tiện sinh sống trên thực tế đối với mỗi tài nguyên thiên nhiên cụ thể.
- Mô tả tổn hại hay tổn thất của mỗi tài nguyên thiên nhiên cụ thể do hậu quả của sự cố Tràn dầu, đã gây ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào đến việc sử dụng phương tiện sinh sống.
- Mô tả các chi tiêu đã thực hiện để thay thế hoặc đổi chỗ việc sử dụng phương tiện sinh sống bao gồm bất cứ tài liệu nào xác minh các chi tiêu đó.
E. Chấn Thương Cơ Thể hoặc Tử Vong
- Ai có thể làm đơn yêu cầu bồi
thường?
Đơn Yêu Cầu Bồi Thường có thể được làm bởi một Cá nhân bị chấn thương hoặc người đại diện của Cá nhân đã chết để đòi các thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế cho chấn thương cơ thể hoặc sự tử vong gần như bị gây ra bởi sự cố Tràn Dầu hoặc vụ nổ và cháy liên quan đến sự kiện Deepwater Horizon, hoặc do việc dọn sạch sự cố Tràn Dầu.
Việc nộp yêu cầu bồi thường chấn thương cơ thể hay tử vong lên GCCF là hoàn toàn tự nguyện; Người Yêu Cầu Bồi Thường không bắt buộc phải nộp Yêu Cầu Bồi Thường cho chấn thương cơ thể hay tử vong của họ lên GCCF để nhận được Khoản Thanh toán Cuối cùng cho các Chi phí Loại bỏ và Dọn sạch, Thiệt hại về Bất động sản hay Tài sản Cá nhân, Lợi nhuận bị Tổn thất hay Khả năng Tạo Thu nhập bị Tổn thất, hay Sử dụng Tài nguyên Thiên nhiên làm Phương tiện Sinh sống. Tuy nhiên, không giống như các đơn yêu cầu bồi thường theo Đạo Luật Ô Nhiễm Dầu, các đơn yêu cầu bồi thường cho chấn thương cơ thể hay tử vong không thể được nộp cho Trung Tâm Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia. - Người Yêu Cầu
Bồi Thường phải nộp các thông tin nào?
- Hồ sơ y tế hoặc giấy chứng tử chứng minh chấn thương cơ thể hay tử vong.
- Hồ sơ y tế phản ánh cuộc phẫu thuật bởi một bác sĩ y khoa.
- Các thông tin liên quan đến nguyên nhân gây ra chấn thương cơ thể hay tử vong.
- Các thông tin liên quan đến các tình huống chấn thương cơ thể hay tử vong và địa điểm nơi chấn thương cơ thể hay tử vong xảy ra.
- Các thông tin liên quan đến bất cứ thương tật toàn bộ hay một phần của Người Yêu Cầu Bồi Thường.
- Hồ sơ thể hiện các chi tiêu để điều trị y tế.
- Bằng chứng về thu nhập bị tổn thất, nếu Người Yêu Cầu Bồi Thường tìm kiếm bồi thường cho thu nhập bị tổn thất đó.
- Các thông tin và tài liệu về bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thương tật.
F. Các Chi Phí Ước Tính Thiệt Hại Được Yêu Cầu Bồi Thường
Các thiệt hại thuộc các Yêu Cầu Bồi Thường Chi phí Loại bỏ và Dọn sạch, Thiệt hại về Bất động sản hay Tài sản Cá nhân, Lợi nhuận Bị Tổn thất và Khả năng Tạo Thu nhập Bị Tổn thất, và Sử dụng Tài nguyên Thiên nhiên làm Phương tiện Sinh sống, bao gồm chi phí hợp lý để ước tính các thiệt hại được Yêu Cầu Bồi Thường, nhưng không phải là phí tổn cho biện lý hoặc các chi phí quản lý khác kết hợp với việc chuẩn bị đơn Yêu Cầu Bồi Thường.
G. Nguyên Nhân
GCCF sẽ chỉ thanh toán cho hư tổn hay thiệt hại được phỏng định sát sao do hậu quả của sự cố Tràn Dầu. Những sự xác định nguyên nhân của GCCF cho các đơn yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi OPA sẽ được hướng dẫn bởi OPA và pháp luật liên bang diễn giải OPA. Những sự xác định về các yêu cầu bồi thường cho chấn thương cơ thể và tử vong sẽ được hướng dẫn bởi luật áp dụng.
III. NỘP ĐƠN ĐÒI BỒI THƯỜNG
A. Đại Diện Biện Lý
- Một người yêu cầu bồi thường có quyền hỏi ý kiến một biện lý do anh ta hoặc cô ta chọn trước khi chấp nhận bất kỳ cách giải quyết nào của GCCF hoặc ký kết một giấy giải trừ các quyền pháp lý.
- Nếu một người yêu cầu bồi thường có một biện lý đại diện, GCCF sẽ liên lạc với biện lý đó thay vì trực tiếp liên lạc một người yêu cầu bồi thường.
- GCCF giúp tiếp cận với sự trợ giúp pháp lý miễn phí cho Tiến trình Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời hoặc Cuối cùng của GCCF. Những dịch vụ pháp lý này có sẵn thông qua một mạng lưới các tổ chức dịch vụ pháp lý dân sự phi lợi nhuận ở Alabama, Florida, Louisiana, Mississippi và Texas. Chương trình dịch vụ pháp lý miễn phí đang được quản lý bởi Trung Tâm Tư Pháp Mississippi, một hãng luật công ích phi lợi nhuận. Chương trình dịch vụ pháp lý miễn phí sẽ không cung cấp trợ giúp cho việc kiện tụng hoặc các yêu cầu bồi thường được nộp cho Trung Tâm Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia. Chi phí chương trình này do BP cấp vốn. Tuy nhiên, Trung Tâm Tư Pháp Mississippi và các tổ chức dịch vụ pháp lý dân sự phi lợi nhuận cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí không có mối liên hệ nào khác với BP hoặc GCCF. Việc cấp vốn không ảnh hưởng lời tư vấn mà một luật sư của bất kỳ tổ chức dịch vụ pháp lý nào cung cấp cho một người yêu cầu bồi thường. Cả GCCF lẫn BP đều sẽ không can thiệp đến nhận định chuyên nghiệp độc lập của bất kỳ biện lý nào của các dịch vụ pháp lý.
B. Quyền Tiếp Cận Bình Đẳng và Phân Xử Công Bằng trong Tiến Trình Yêu Cầu Bồi Thường
Tất cả những Người Yêu Cầu Bồi Thường tiềm năng sẽ được đối xử với lòng tôn trọng, lòng tự trọng, và sự công bằng, bất kể chủng tộc, màu da, xu hướng tình dục, xuất xứ quốc gia, tôn giáo, phái tính, hoặc tình trạng khuyết tật. GCCF sẽ cố gắng nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả những Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể tiếp cận bình đẳng vào tiến trình GCCF, và tất cả các đơn yêu cầu bồi thường sẽ được phân xử công bằng. Các cá nhân khuyết tật sẽ có thể truyền đạt một cách hiệu quả đơn yêu cầu bồi thường và các vấn đề của họ đến GCCF. Các cá nhân gặp rào cản ngôn ngữ sẽ có thể tham gia vào tiến trình này và liên lạc với GCCF một cách có ý nghĩa. Các cá nhân có khả năng đọc và viết kém sẽ có các tài liệu và các biểu mẫu giải thích cho họ một cách rõ ràng và theo một cách đơn giản mà họ có thể hiểu được.
C. Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường
- Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ điền vào Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường cho một Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời hoặc Yêu Cầu Bồi Thường Cuối cùng.
- Những Người Yêu Cầu Bồi Thường phải nộp các tài liệu được yêu cầu trên Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Cuối Cùng hoặc các thông tin tương tự khác vừa đủ để chứng minh cho yêu cầu bồi thường vừa đủ để GCCF duyệt xét và xử lý Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng.
- Những người đại diện pháp lý của những người đã chết, trẻ vị thành niên, người mất năng lực trí tuệ hoặc những người mất năng lực pháp lý có thể nộp đơn nhân danh những người yêu cầu bồi thường đó nhưng bắt buộc phải đưa ra bằng chứng rằng tư cách đại diện pháp lý đó đã được chỉ định hợp lệ.
D. Tiến Trình Nộp Đơn Yêu Cầu Bồi Thường
Có thể lấy và nộp một Mẫu đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng
theo bất cứ cách nào sau đây:
- Qua Internet – Những Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể nộp Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng trực tuyến bằng cách truy cập trang mạng của GCCF: www.gulfcoastclaimsfacility.com. Những Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ được hướng dẫn để thực hiện theo các bước đơn giản để hoàn thành Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng. Sẽ có các Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng và các Hướng dẫn bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt và tiếng Khmer. Những Người Yêu Cầu Bồi Thường nào trước đây đã nộp đơn yêu cầu bồi thường Thanh Toán Ứng Trước Khẩn Cấp sẽ không bắt buộc phải nộp lại tài liệu đã nộp trước đây, nhưng sẽ chỉ bắt buộc phải nộp các tài liệu bổ sung cần thiết để chứng minh cho Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng. Một Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường được nộp qua Internet sẽ bắt buộc phải có chữ ký điện tử của Người Yêu Cầu Bồi Thường.
- Bằng cách Đến một Văn Phòng Giải Quyết Bồi Thường Tại Chỗ của GCCF – Những Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể đến một trong 34 Văn Phòng Giải Quyết Bồi Thường Tại Chỗ được thành lập để trợ giúp cho những Người Yêu Cầu Bồi Thường về tiến trình nộp đơn yêu cầu bồi thường. Địa điểm của các Văn Phòng Giải Quyết Bồi Thường Tại Chỗ được đăng trên trang mạng của GCCF, www.gulfcoastclaimsfacility.com. Nếu một người khách đòi hỏi thông dịch viên và không có sẵn thông dịch viên nào tại hiện trường, Người Lượng Định Yêu Cầu Bồi Thường sẽ thu xếp để cung cấp các dịch vụ này qua cuộc gọi hội đàm hoặc chọn lịch biểu cho khách trở lại Văn Phòng Giải Quyết Bồi Thường Tại Chỗ. Người Lượng Định Yêu Cầu Bồi Thường sẽ trợ giúp Người Yêu Cầu Bồi Thường hoàn thành Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng. Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ không bắt buộc phải nộp lại tài liệu đã nộp trước đây, nhưng sẽ chỉ bắt buộc phải nộp các tài liệu bổ sung cần thiết để chứng minh cho Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng. Người Yêu Cầu Bồi Thường phải ký tên vào Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường.
- Qua Cơ Quan Bưu Điện Hoa Kỳ – Những
Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể gọi đường dây điện thoại miễn phí,
chuyên dụng để yêu cầu gửi Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc
Cuối Cùng qua Cơ Quan Bưu Điện Hoa Kỳ. Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm
Thời hoặc Cuối Cùng sẽ được gửi thư qua Cơ Quan Bưu Điện Hoa Kỳ cho
Người Yêu Cầu Bồi Thường . Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ không bắt buộc
phải nộp lại tài liệu đã nộp trước đây, nhưng sẽ chỉ bắt buộc phải nộp
các tài liệu bổ sung cần thiết để chứng minh cho Yêu Cầu Bồi Thường Tạm
Thời hoặc Cuối Cùng. Người Yêu Cầu Bồi Thường phải ký tên vào Mẫu Đơn
Yêu Cầu Bồi Thường. Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể gửi trả mẫu đơn đã
hoàn thành qua:
- Cơ Quan Bưu Điện Hoa Kỳ:
Gulf Coast Claims Facility
P. O. Box 9658
Dublin, OH 43017-4958 - Thư Chuyển phát Qua đêm, Thư Bảo đảm Có Hồi báo hoặc Thư Bảo
đảm:
Gulf Coast Claims Facility
5151 Blazer Parkway, Suite A
Dublin, OH 43017-4958 - Fax:
1-866 682-1772 - Điện thư:
info@gccf-claims.com - Các đường dây điện thoại miễn phí như sau:
- Số Điện thoại Miễn phí: 1-800 916-4893
- Đường dây Điện thoại Đa ngôn ngữ: 1-800 916-4893
- Đường dây Điện thoại cho Người khiếm thính: 1-866 682-1758
- Cơ Quan Bưu Điện Hoa Kỳ:
IV. ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬN THANH TOÁN
Người yêu cầu bồi thường có lựa chọn để nộp đơn yêu cầu bồi thường Khoản Thanh Toán Tạm Thời hoặc Khoản Thanh Toán Cuối Cùng.
A. Nộp Đơn Xin Nhận Khoản Thanh Toán Tạm
Thời
Khoản Thanh toán Tạm Thời chỉ đủ thanh toán cho các thiệt hại được chứng
minh, xảy ra trong quá khứ. Khoản Thanh toán Tạm thời không đủ thanh
toán cho các thiệt hại trong tương lai.
Các nguyên tắc sau đây sẽ áp dụng cho Khoản Thanh toán Tạm thời:
- Để nhận được Khoản Thanh Toán Tạm Thời, Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ không bắt buộc phải thực hiện việc từ chối hay từ bỏ bất cứ quyền nào để xác nhận các Yêu Cầu Bồi Thường bổ sung, để nộp đơn khởi kiện pháp lý cá nhân, hoặc để tham gia vào các vụ kiện pháp lý liên quan đến sự cố Tràn Dầu.
- Người Yêu Cầu Bồi Thường tìm kiếm khoản thanh toán tạm thời có thể làm đơn yêu cầu bồi thường tiếp theo để có Khoản Thanh Toán Tạm Thời Bổ Sung hoặc Khoản Thanh Toán Cuối Cùng.
- Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời không được nộp quá một lần trong giai đoạn mỗi quý, trừ khi Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể chứng minh sự hiện diện của các tình huống cấp bách, mà trong trường hợp đó Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời có thể được nộp nhiều hơn một lần trong giai đoạn mỗi quý. Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời cho giai đoạn quý đầu tiên có thể được nộp không muộn hơn ngày 31 tháng 12. Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời cho giai đoạn quý thứ hai có thể được nộp không muộn hơn ngày 31 tháng 3. Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời cho giai đoạn quý thứ ba có thể được nộp không muộn hơn ngày 30 tháng 6. Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm thời cho giai đoạn quý thứ tư có thể được nộp không muộn hơn ngày 30 tháng 9.
- Khi lượng định Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời, GCCF sẽ xem xét và bù trừ các thanh toán trước đó theo BP, GCCF, và các nguồn khác.
- Trong trường hợp Người Yêu Cầu Bồi Thường đã nộp một đơn yêu cầu bồi thường đủ điều kiện, được chứng minh, GCCF sẽ cung cấp cho Người Yêu Cầu Bồi Thường đó một quyết định thanh toán cho cả Khoản Thanh toán Tạm Thời lẫn Khoản Thanh Toán Cuối Cùng để Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể chọn hình thức thanh toán mà mình muốn.
- Nếu Người Yêu Cầu Bồi Thường chọn để nhận Khoản Thanh Toán Tạm Thời, và Người Yêu Cầu Bồi Thường làm một đơn yêu cầu bồi thường tiếp theo cho Khoản Thanh Toán Cuối Cùng, thì đánh giá của GCCF về Khoản Thanh Toán Cuối Cùng có thể thay đổi để phản ánh thông tin bổ sung và sự ít chắc chắn hơn về thiệt hại.
- Bất cứ Khoản Thanh Toán Tạm Thời hay Thanh Toán Ứng Trước Khẩn Cấp nào được thực hiện cho Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ được trừ khỏi Khoản Thanh Toán Cuối Cùng cho Người Yêu Cầu Bồi Thường.
B. Nộp Đơn Xin Nhận Khoản Thanh Toán Cuối
Cùng
Bằng cách nộp đơn xin nhận Khoản Thanh Toán Cuối Cùng, người nộp đơn xin
tìm cách để giải quyết tất cả các yêu cầu bồi thường bao gồm bất cứ yêu
cầu bồi thường nào cho các thiệt hại trong tương lai do hậu quả của sự
cố Tràn Dầu. Khoản Thanh Toán Cuối Cùng cấu thành một giải pháp hoàn
chỉnh và cuối cùng cho tất cả các yêu cầu bồi thường cho bất cứ tổn thất
nào trong quá khứ, trong hiện tại, hoặc trong tương lai mà một Người Yêu
Cầu Bồi Thường có hoặc có thể có liên quan đến sự kiện Deepwater Horizon
và sự cố tràn dầu đối với BP và tất cả các bên có trách nhiệm tiềm năng
khác, trừ khi được ghi khác trong đoạn V.C. của Thể thức này. Việc chấp
nhận Khoản Thanh Toán Cuối Cùng buộc Người Yêu Cầu Bồi Thường phải ký
một Giấy Giải Trừ các yêu cầu bồi thường trong quá khứ và trong tương
lai. Giấy Giải Trừ được đính kèm Thể thức này theo Tab A. Khi xác định
Khoản Thanh Toán Cuối Cùng, GCCF sẽ xem xét và bù trừ các khoản thanh
toán trước đó theo BP, GCCF, và các nguồn khác. Một người yêu cầu bồi
thường có quyền hỏi ý kiến một biện lý do anh ta hoặc cô ta chọn trước
khi chấp nhận bất kỳ cách giải quyết nào của GCCF hoặc ký kết một giấy
giải trừ các quyền pháp lý.
V. CÁC THỦ TỤC DUYỆT XÉT
A. Xác Định các Đơn Yêu Cầu Bồi Thường
- Sau khi một Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Cuối Cùng được đệ trình, GCCF sẽ xác định trong vòng 90 ngày là liệu xem có thực hiện thanh toán cho Người Yêu Cầu Bồi Thường hay không và nếu có thì số tiền thanh toán đó là bao nhiêu.
- Việc xác định về các đơn yêu cầu bồi thường được xác nhận theo OPA sẽ được hướng dẫn bởi OPA. Việc xác định các đơn yêu cầu bồi thường cho chấn thương cơ thể hay tử vong sẽ được hướng dẫn, nếu có, bởi pháp luật liên bang và pháp luật tiểu bang có liên quan. Nếu GCCF xác định rằng phải cần thêm thông tin để giải quyết một đơn yêu cầu bồi thường, điều đó sẽ được thông báo cho Người Yêu Cầu Bồi Thường không chậm trễ.
- Nếu GCCF xác định rằng phải cần thêm thông tin để giải quyết một đơn yêu cầu bồi thường, điều đó sẽ được thông báo cho Người Yêu Cầu Bồi Thường không chậm trễ.
B. Thông Báo về Quyết Định Của GCCF
Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ được gửi bằng văn bản: (1) quyết định của
GCCF về đơn yêu cầu bồi thường, bao gồm lý do cho bất cứ sự từ chối, sự
giảm xuống hay sự tăng lên nào về số tiền được yêu cầu bồi thường; (2)
số tiền đền bù được xác định; và (3) trong trường hợp một đơn yêu cầu
bồi thường hội đủ điều kiện cho Khoản Thanh Toán Cuối Cùng, Người Yêu
Cầu Bồi Thường phải ký Giấy Giải Trừ. Các đề xuất về Khoản Thanh Toán
Cuối Cùng sẽ có hiệu lực trong 90 ngày, sau đó chúng sẽ vô hiệu. Một
người yêu cầu bồi thường có quyền hỏi ý kiến một biện lý do anh ta hoặc
cô ta chọn trước khi chấp nhận bất kỳ cách giải quyết nào của GCCF hoặc
ký kết một giấy giải trừ các quyền pháp lý.
C. Chấp Nhận Khoản Thanh Toán Cuối Cùng
Việc Người Yêu Cầu Bồi Thường chấp nhận Khoản Thanh Toán Cuối Cùng là tự
nguyện. Những người yêu cầu bồi thường chấp nhận Khoản Thanh Toán Cuối
Cùng phải ký Giấy Giải Trừ. Một bản sao Giấy Giải Trừ chính được đính
kèm theo Tab A. Giấy Giải Trừ sẽ từ bỏ bất cứ quyền nào mà Người Yêu Cầu
Bồi Thường có thể có đối với BP và bất cứ bên có trách nhiệm tiềm năng
nào khác để khẳng định các yêu cầu bồi thường bổ sung, để nộp đơn khởi
kiện pháp lý cá nhân, để tham gia vào các vụ kiện pháp lý khác liên quan
đến sự cố Tràn Dầu, hoặc để nộp bất cứ đơn yêu cầu bồi thường nào để
được thanh toán bởi Trung Tâm Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia. Tuy
nhiên, trừ khi Người Yêu Cầu Bồi Thường chấp nhận Khoản Thanh Toán Cuối
Cùng cho chấn thương cơ thể hoặc tử vong, Giấy Giải Trừ sẽ không từ bỏ
các quyền của Người Yêu Cầu Bồi Thường liên quan đến yêu cầu bồi thường
cho chấn thương cơ thể hoặc tử vong. Nếu Người Yêu Cầu Bồi Thường chọn
để chấp nhận Khoản Thanh Toán Cuối Cùng cho một yêu cầu bồi thường cho
chấn thương cơ thể hay tử vong, Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ gửi trả cho
GCCF một Giấy Giải Trừ từ bỏ một cách cụ thể các quyền của Người Yêu Cầu
Bồi Thường liên quan đến yêu cầu bồi thường của Người Yêu Cầu Bồi Thường
cho chấn thương cơ thể hay tử vong. Một người yêu cầu bồi thường có
quyền hỏi ý kiến một biện lý do anh ta hoặc cô ta chọn trước khi chấp
nhận bất kỳ cách giải quyết nào của GCCF hoặc ký kết một giấy giải trừ
các quyền pháp lý.
D. Từ Chối Quyết Định Thanh Toán Tạm Thời
hoặc Cuối Cùng
Một người Yêu Cầu Bồi Thường có thể chọn từ chối một quyết định Thanh
Toán Tạm Thời hoặc Cuối Cùng và, nếu được pháp luật cho phép, hoặc đệ
trình đơn Yêu Cầu Bồi Thường cho Trung Tâm Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc
Gia hoặc khởi kiện tại tòa án, bao gồm cả trong kiện tụng liên quận
trước Tòa Án Quận Hoa Kỳ đối với Quận Phía Đông Louisiana, có tựa đề, Về
Sự Cố Tràn Dầu từ Giàn Khoan Dầu “Deepwater Horizon” ở Vịnh Mexico, vào
ngày 20 tháng 4 năm 2010 MDL Số 2179. Kiện tụng dân sự liên quận là một
nhóm các vụ kiện hợp nhất theo luật liên bang phát sinh từ sự cố Tràn
Dầu. Đơn yêu cầu bồi thường cho chấn thương cơ thể hay tử vong không
phải là một yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi OPA và do đó không thể được
nộp cho Trung Tâm Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia.
E. Từ Chối Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời
hay Cuối Cùng
Nếu một Yêu Cầu Bồi Thường Tạm Thời hoặc Cuối Cùng bị từ chối hoặc nếu
GCCF không trả lời Yêu Cầu Bồi Thường trong vòng 90 ngày kể từ ngày Yêu
Cầu Bồi Thường đó được nộp theo OPA cho BP hoặc cho GCCF, Người Yêu Cầu
Bồi Thường có thể, nếu được pháp luật cho phép, hoặc đệ trình đơn Yêu
Cầu Bồi Thường cho Trung Tâm Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia hoặc khởi kiện
tại tòa án, bao gồm cả trong kiện tụng liên quận trước Tòa Án Quận Hoa
Kỳ đối với Quận Phía Đông Louisiana, có tựa đề, Về Sự Cố Tràn Dầu từ
Giàn Khoan Dầu “Deepwater Horizon” ở Vịnh Mexico, vào ngày 20 tháng 4
năm 2010 MDL Số 2179. Kiện tụng dân sự liên quận là một nhóm các vụ kiện
hợp nhất theo luật liên bang phát sinh từ sự cố Tràn Dầu. Đơn yêu cầu
bồi thường cho chấn thương cơ thể hay tử vong không phải là một yêu cầu
bồi thường thuộc phạm vi OPA và do đó không thể được nộp cho Trung Tâm
Ngân Quỹ Chống Ô Nhiễm Quốc Gia.
F. Thanh Toán cho các Đơn Yêu Cầu Bồi
Thường Cuối Cùng
Trong vòng mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được Giấy Giải Trừ đã ký,
GCCF sẽ cấp thanh toán cho Người Yêu Cầu Bồi Thường.
G. Đền Bù Từ Nguồn Khác
Số tiền đền bù sẽ được trừ đi đền bù từ nguồn khác mà Người Yêu Cầu Bồi
Thường đã nhận được do sự cố Tràn Dầu bởi vì tiền đền bù từ nguồn khác
sẽ là các thanh toán lặp lại bởi GCCF.2
- Các thanh toán cấu thành đền bù từ
nguồn khác.
- Đền bù từ nguồn khác bao gồm nhưng không giới hạn trong các thanh toán bảo hiểm bao gồm thanh toán bảo hiểm y tế, và các thanh toán bởi chính quyền liên bang, tiểu bang, hoặc địa phương liên quan đến sự cố Tràn dầu, bao gồm các khoản phúc lợi thất nghiệp.
- Các thanh toán không cấu thành đền
bù từ nguồn khác.
- Các khoản quyên tặng từ thiện và giá trị của các dịch vụ hay quà tặng thuộc loại từ thiện chẳng hạn như việc cung cấp nhà ở, thực phẩm, hoặc quần áo khẩn cấp được phân phối cho Người Yêu Cầu Bồi Thường.
VI. CÁC THỦ TỤC KHÁNG CÁO
A. Không Từ Bỏ Các Quyền
Việc kháng cáo bởi Người Yêu Cầu Bồi Thường hoặc BP về việc xác định
Khoản Thanh Toán Cuối Cùng theo phần này là tự nguyện. Việc kháng cáo
như vậy không từ bỏ bất cứ quyền nào mà Người Yêu Cầu Bồi Thường có theo
OPA hay luật áp dụng khác.
B. Quyền Kháng Cáo Theo Thể Thức này
- Người Yêu Cầu Bồi Thường có thể kháng cáo lại việc xác định về Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Cuối Cùng của GCCF nếu tổng số tiền bồi thường (bao gồm bất cứ Khoản Thanh Toán Khẩn Cấp, Tạm Thời hay Cuối Cùng nào do BP hay GCCF thực hiện) vượt quá $250,000. BP có thể kháng cáo lại việc Xác Định về Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Cuối cùng nếu tổng số tiền bồi thường (bao gồm bất cứ Khoản Thanh Toán Khẩn Cấp, Tạm Thời hay Cuối Cùng nào do BP hay GCCF thực hiện) vượt quá $500,000.
- Nếu hoặc người yêu cầu bồi thường hoặc BP xác nhận rằng Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Cuối cùng: a) đệ trình một vấn đề gây ấn tượng đầu tiên theo OPA; hoặc b) rằng việc xác định của GCCF là không nhất quán với tiền lệ pháp lý trước đây theo OPA và rằng Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Cuối cùng này rất có thể là đại diện cho một loại đơn yêu cầu bồi thường lớn hơn cần được GCCF cân nhắc, thì quyền kháng cáo có thể được Người Quản lý Yêu Cầu Bồi Thường cấp theo quyết định riêng của ông.
C. Thời gian để Nộp Đơn Kháng Cáo
Bất cứ kháng cáo nào theo Phần này phải được thực hiện trong vòng mười
bốn (14) ngày kể từ ngày thông báo về việc xác định Đơn Yêu Cầu Bồi
Thường Cuối cùng của GCCF.
D. Lựa Chọn Thẩm Phán Phúc Thẩm
- Người Quản Lý Yêu Cầu Bồi Thường sẽ chọn một thành viên xuất sắc trong nghề nghiệp pháp lý (ví dụ, một thẩm phán liên bang hay tiểu bang đã về hưu, một viện sĩ pháp lý được tôn trọng, một người hòa giải hay trọng tài chuyên nghiệp) là người sẽ chỉ định các thành viên xuất sắc trong cộng đồng pháp lý (ví dụ, một thẩm phán liên bang hay tiểu bang đã về hưu, một viện sĩ pháp lý được tôn trọng, một người hòa giải hay trọng tài chuyên nghiệp) để đóng vai trò các Thẩm phán Phúc thẩm công bằng của GCCF.
- Khi một đơn kháng cáo được chứng nhận, Người Quản Lý Yêu Cầu Bồi Thường sẽ chỉ định đơn kháng cáo đó cho một hội đồng gồm ba Thẩm Phán Phúc Thẩm được phê chuẩn của GCCF để đưa ra quyết định.
E. Hồ Sơ Yêu Cầu Bồi Thường
Đối với bất cứ đơn yêu cầu bồi thường nào được kháng cáo bởi một Người
Yêu Cầu Bồi Thường, Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ chấp thuận tiết lộ hồ sơ
yêu cầu bồi thường hoàn chỉnh cho cả BP lẫn Hội Đồng Xét Xử Phúc Thẩm
được chỉ định. Đối với bất cứ đơn yêu cầu bồi thường nào do BP kháng
cáo, Người Quản lý Yêu cầu Bồi thường sẽ chỉ đưa ra các thông tin đó từ
hồ sơ yêu cầu bồi thường nếu chúng cần thiết cho BP để lượng định quyết
định của GCCF và quyết định của Hội Đồng Xét Xử Phúc Thẩm .
F. Thời Gian cho Quyết Định Kháng Cáo
Hội Đồng Xét Xử Phúc Thẩm sẽ quyết định về đơn kháng cáo trong vòng mười
bốn (14) ngày sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường.
G. Luật Áp Dụng Điều Chỉnh Các Kháng Cáo
Kháng cáo các yêu cầu bồi thường được xác nhận theo OPA sẽ được hướng
dẫn bởi OPA. Các đơn kháng cáo cho những yêu cầu bồi thường không thuộc
phạm vi OPA (chấn thương cơ thể hay tử vong) sẽ được hướng dẫn bởi luật
áp dụng của liên bang và tiểu bang.
H. Thời Kỳ Tạm Hoãn
Khi một kháng cáo bắt đầu, Người Yêu Cầu Bồi Thường không được nộp đơn
yêu cầu bồi thường cho Quỹ Trách Nhiệm Bồi Thường Sự Cố Tràn Dầu, hay
nộp đơn yêu cầu bồi thường lên tòa án, cho đến khi đơn kháng cáo theo
Phần này được quyết định hoặc được rút về.
I. Tác Động của Quyết Định Kháng Cáo
Bất cứ quyết định nào của Hội Đồng Xét Xử Phúc Thẩm đều sẽ chỉ được coi
là quyết định cuối cùng đối với BP. Nếu Người Yêu Cầu Bồi Thường không
đồng ý với quyết định của Hội Đồng Xét Xử Phúc Thẩm, Người Yêu Cầu Bồi
Thường đó có thể từ chối việc xác định của GCCF và theo đuổi yêu cầu bồi
thường ở tòa án hoặc bằng cách khác được cho phép theo OPA.
VII. BÁO CÁO
GCCF sẽ cung cấp các báo cáo về các thông tin không phải để nhận dạng cá nhân cho các viên chức chính quyền tiểu bang, địa phương, và liên bang và cho BP để cho phép lượng định tiến trình yêu cầu bồi thường. GCCF sẽ nộp lên các bên liên quan, bao gồm BP, các báo cáo định kỳ về các thông tin không phải để nhận dạng cá nhân về các đơn yêu cầu bồi thường được thực hiện và các xác định yêu cầu bồi thường.
VIII. THỜI HẠN NỘP YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
Các đơn yêu cầu bồi thường cho Khoản Thanh Toán Ứng Trước Khẩn Cấp sẽ không được chấp nhận sau ngày 23 tháng 11 năm 2010. Các đơn yêu cầu bồi thường Khoản Thanh Toán Tạm Thời hay Cuối Cùng có thể được nộp cho GCCF trước ngày 24 tháng 8 năm 2013. Sau ngày đó, BP sẽ tiếp tục nhận các đơn yêu cầu bồi thường như được yêu cầu bởi OPA; theo OPA, bất cứ vụ kiện nào ở tòa án để phục hồi các thiệt hại phải được nộp đơn trong vòng (3) năm sau ngày mà sự tổn thương và sự liên quan của nó đến việc thanh toán được nói đến đã có thể được phục hồi một cách hợp lý với việc thực thi sự giữ gìn đúng mức. Các giới hạn về thời gian không bắt đầu áp dụng đối với: (1) trẻ vị thành niên trước ngày đầu tiên khi trẻ vị thành niên đó đến 18 tuổi hoặc ngày mà đại điện pháp lý được chỉ định một cách hợp lệ cho trẻ vị thành niên đó; hoặc (2) người mất năng lực trí tuệ cho đến ngày đầu tiên mà tình trạng mất năng lực trí tuệ đó kết thúc hoặc ngày mà đại điện pháp lý được chỉ định hợp lệ cho người mất năng lực trí tuệ. Những người yêu cầu bồi thường phải lưu ý về thời kỳ giới hạn này khi xác định việc có nên xuất trình đơn yêu cầu bồi thường của mình cho GCCF hay BP hay không.
IX. QUYỀN RIÊNG TƯ
Các thông tin được nộp bởi Người Yêu Cầu Bồi Thường cho GCCF sẽ được sử dụng và được tiết lộ nhằm mục đích: (1) xử lý đơn yêu cầu bồi thường của Người Yêu Cầu Bồi Thường để đền bù và bất kỳ khoản tiền đền bù nào phát sinh từ yêu cầu bồi thường đó; (2) các mục đích kinh doanh hợp pháp liên quan đến việc quản lý GCCF, bao gồm việc phòng ngừa gian lận và việc xác định các khoản thanh toán từ nguồn khác; và/hoặc (3) nếu được yêu cầu khác bởi pháp luật, quy định hoặc tiến trình tư pháp.
X. KIỂM SOÁT PHẨM CHẤT VÀ CÁC THỦ TỤC ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ PHÁT HIỆN GIAN LẬN
A. Duyệt Xét Đơn Yêu Cầu Bồi Thường
Nhằm mục đích phát hiện và ngăn ngừa việc thanh toán cho các đơn yêu cầu
bồi thường gian lận và nhằm mục đích thanh toán chính xác và đúng cách
cho Người Yêu Cầu Bồi Thường , GCCF phải tiến hành các thủ tục để:
- Xác minh và chứng thực các đơn yêu cầu bồi thường.
- Phân tích những lần nộp đơn yêu cầu bồi thường để phát hiện điều không đồng nhất, điều bất thường, và sự lặp lại.
- Bảo đảm việc kiểm soát phẩm chất của các thủ tục duyệt xét đơn yêu cầu bồi thường.
B. Kiểm Soát Phẩm Chất
GCCF phải thiết lập các cuộc thanh tra kiểm soát phẩm chất định kỳ được
thiết kế nhằm lượng định sự chính xác của việc nộp đơn và sự chính xác
của các khoản thanh toán.
C. Các Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Giả Mạo hoặc
Gian Lận
Mỗi Người Yêu Cầu Bồi Thường sẽ ký một Mẫu Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tạm
Thời hoặc Cuối Cùng vào thời gian nộp đơn xin, tuyên bố rằng anh ta hoặc
cô ta chứng nhận rằng các thông tin được cung cấp trong Mẫu Đơn Yêu Cầu
Bồi Thường là đúng với sự thật và chính xác theo hiểu biết tối đa của
anh ta hoặc cô ta, và rằng anh ta hoặc cô ta hiểu rằng các lời khai hoặc
yêu cầu bồi thường giả mạo được thực hiện liên quan đến đơn xin này sẽ
dẫn đến việc bị phạt tiền, phạt tù, và/hoặc bất cứ hình phạt nào khác áp
dụng theo luật, và rằng những đơn yêu cầu bồi thường bị nghi ngờ sẽ được
chuyển tiếp đến các cơ quan thi hành luật pháp liên bang, tiểu bang, và
địa phương để có thể điều tra và truy tố. Các đơn yêu cầu bồi thường
được nộp qua Internet sẽ bắt buộc phải có chữ ký điện tử có giá trị ràng
buộc như nhau đối với Người Yêu cầu Bồi thường như chữ ký thật. GCCF sẽ
viện dẫn tất cả bằng chứng về các yêu cầu bồi thường giả mạo hoặc gian
lận cho các nhà chức trách thi hành luật pháp thích hợp.
1 Vì mục đích của Thể thức này, thuật ngữ "Cá nhân" bao gồm người đại diện của trẻ vị thành niên hoặc cá nhân mất năng lực trí tuệ.
2 Việc bù trừ bồi thường nguồn khác sẽ được sử dụng để ngăn ngừa các thanh toán lặp lại cho Người Yêu Cầu Bồi Thường. Các quyền, nếu có, của thực thể đã thực hiện khoản thanh toán ban đầu cho người yêu cầu bồi thường sẽ được xác định bởi luật áp dụng.